Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.
Câu hỏi thường gặp về thủy sinh
Khuyến cáo dành cho người đã tiêm chủng đầy đủ
Trang chủ về COVID-19
Tình trạng tái nhiễm và COVID-19
Tái nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 có nghĩa là một người đã bị nhiễm, khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Sau khi khỏi COVID-19, hầu hết các cá nhân sẽ có một số biện pháp bảo vệ khỏi bị tái nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng tái nhiễm vẫn xảy ra sau khi mắc COVID-19. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu thêm về tình trạng tái nhiễm này. Nghiên cứu tiếp về COVID-19 sẽ giúp chúng tôi hiểu:
- Tần suất tái nhiễm xảy ra như thế nào
- Những ai có nguy cơ cao bị tái nhiễm
- Bao lâu sau lần nhiễm bệnh trước thì xuất hiện tình trạng tái nhiễm
- Mức độ nghiêm trọng (mức độ nghiêm trọng của việc nhiễm bệnh) của tình trạng tái nhiễm so với lần nhiễm đầu (lần đầu tiên)
- Nguy cơ lây truyền cho người khác sau khi tái nhiễm
Các vi-rút liên tục thay đổi, bao gồm cả vi-rút gây bệnh COVID-19. Những thay đổi này có thể dẫn tới việc xuất hiện các biến thể (chủng mới của vi-rút) có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm. Vắc-xin ngừa COVID-19 tiếp tục có hiệu quả cao trong việc bảo vệ chống lại việc bị bệnh nghiêm trọng. Vắc-xin được khuyến nghị tiêm cho mọi người từ 5 tuổi trở lên, bao gồm những người đã nhiễm bệnh trước đây.
CDC đang làm gì
CDC tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn tình trạng tái nhiễm COVID-19 để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về sức khỏe công cộng. CDC dùng nhiều nguồn dữ liệu để đánh giá tần suất xảy ra tình trạng tái nhiễm, đối tượng có nhiều nguy cơ tái nhiễm bệnh và nguy cơ tái nhiễm khi có tình trạng lây lan biến thể Omicron hoặc các biến thể vi-rút khác trong cộng đồng. CDC đã hợp tác chặt chẽ với các khu vực phân quyền y tế công và Hội đồng các nhà dịch tễ học tiểu bang và vùng lãnh thổexternal icon (CSTE) để giúp các tiểu bang đếm số lần tái nhiễm của từng cá nhân theo thời gian.
Định nghĩa ca bệnh COVID-19 đã cập nhật theo hệ thống giám sát quốc gia đã được đưa ra vào ngày 1 tháng 9, 2021 bao gồm các tiêu chí về việc đếm số ca nhiễm mới (tái nhiễm) sau khi có khả năng đã nhiễm hoặc được xác nhận nhiễm bệnh trước đây. CDC đang làm việc với nhiều khu vực phân quyền sức khỏe công để xác định tình trạng tái nhiễm nhằm thu thập và phân tích dữ liệu. CDC đang xuất bản một số phân tích sử dụng tập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả các nghiên cứu đoàn hệ (theo dõi cùng một nhóm đối tượng trong một khoảng thời gian):
- Hiệu quả của tiêm chủng COVID-19 bằng mRNA trong việc phòng tránh nhập viện vì COVID-19 ở người lớn trước đó đã bị nhiễm SARS-CoV-2 - Hoa Kỳ, tháng 6 năm 2021-tháng 2 năm 2022
- Số ca bệnh và nhập viện vì COVID-19 theo tình trạng tiêm chủng ngừa COVID-19 và chẩn đoán bị COVID-19 trước đây - California và New York, tháng 5-tháng 11, 2021
- COVID-19 trong số những người lớn nhập viện có triệu chứng bệnh giống như mắc COVID-19 hoặc miễn dịch SARS-CoV-2 do tiêm vắc-xin mRNA - Chín tiểu bang, tháng 1-tháng 9, 2021
- Tình trạng tái nhiễm SARS-CoV-2 trong số nhân viên y tế và lực lượng ứng phó đầu tiên bị nhiễm bệnh trước đâyexternal icon
- Nghi ngờ tái nhiễm SARS-CoV-2 : Tỷ lệ mắc bệnh, Dự đoán và việc Sử dụng Chăm sóc Sức khỏe cho Bệnh nhân tại 238 Cơ sở Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ, ngày 1 tháng 6, 2020 - ngày 28 tháng 2, 2021.external icon
- Khoảng thời gian loại bỏ axit nucleic của vi-rút và tái nhiễm nhanh do vi-rút Corona 2 gây ra hội chứng hô hấp nghiêm trọng ở nhân viên y tế và lực lượng ứng phó đầu tiênexternal icon
- Nguy cơ tái nhiễm SARS-CoV-2 giảm sau khi chích ngừa COVID-19 - Kentucky, tháng 5-tháng 6, 2021
- Bản Tin Khoa Học: Miễn dịch do nhiễm SARS-CoV-2 và miễn dịch do tiêm vắc-xin
Cách bảo vệ bản thân và người khác
- Tiêm vắc-xin COVID-19 càng sớm càng tốt. Tìm nơi tiêm vắc-xin ở đây. Tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên đều nên tiêm nhắc khi đủ điều kiện.
- Đeo khẩu trang vừa khớp che mũi và miệng liên tục và đúng cách giúp bảo vệ bản thân quý vị và người khác.
- Giữ khoảng cách 6 feet với người khác.
- Tránh đám đông và những không gian trong nhà bị thông gió kém.
- Biết thời điểm đi xét nghiệm để biết rõ tình hình nhiễm bệnh và ngăn ngừa lây lan cho người khác.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, rồi lau tay thật khô. Dùng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn nếu không có sẵn xà phòng và nước.
- Cập nhật định nghĩa về ca bệnh giám sát tiêu chuẩn và thông báo quốc gia về bệnh do vi-rút corona 2019 mới (COVID-19)pdf iconexternal icon
- Hướng dẫn tạm thời về xét nghiệm kháng thể COVID-19
- Bản Tin Khoa Học: Miễn dịch do nhiễm SARS-CoV-2 và miễn dịch do tiêm vắc-xin
- Cân Nhắc Lâm Sàng Tạm Thời đối với Việc Sử Dụng Vắc-xin COVID-19