Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.
Câu hỏi thường gặp về thủy sinh
Khuyến cáo dành cho người đã tiêm chủng đầy đủ
Trang chủ về COVID-19
Khả năng mắc COVID-19 sau tiêm chủng: Lây nhiễm đột phá
Vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm, bệnh nghiêm trọng và tử vong. Hầu hết những người mắc COVID-19 đều chưa được chích ngừa. Tuy nhiên, do vắc-xin không có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm 100%, một số người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn sẽ mắc COVID-19.
Tình trạng lây nhiễm ở người đã được chích ngừa đầy đủ được gọi là "lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin".
Kết luận: Vắc-xin ngừa COVID-19 bảo vệ mọi người từ 5 tuổi trở lên để chống lại bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh do biến thể Delta và các biến thể khác đang lưu hành tại Hoa Kỳ.
Các điểm chính
- Vắc-xin ngừa COVID-19 bảo vệ mọi người từ 5 tuổi trở lên khỏi bị lây nhiễm và bị bệnh nặng, đồng thời giúp giảm đáng kể trường hợp phải nhập viện và tử vong.
- Tiêm chủng là cách tốt nhất để làm chậm sự lây lan của COVID-19 và phòng tránh lây nhiễm do biến thể Delta hoặc biến thể khác.
- Tình trạng lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin xảy ra khi một người đã tiêm chủng đầy đủ nhiễm COVID-19. Người bị lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin có thể làm lây lan COVID-19 sang người khác.
- Dù đã tiêm chủng đầy đủ, nếu quý vị sinh sống tại khu vực có Mức Độ COVID-19 Trong Cộng Đồng cao, quý vị cũng như gia đình và cộng đồng của quý vị sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu quý vị đeo khẩu trang khi ở trong nhà tại các nơi công cộng.
- Người bị suy giảm miễn dịch không phải lúc nào cũng hình thành được mức độ bảo vệ đầy đủ sau loạt đầu tiên của loại vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 loại 2 liều. Họ nên tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị đối với những người chưa được tiêm chủng cho đến khi nhân viên y tế đưa ra khuyến cáo khác. Ngoài ra, CDC khuyến cáo rằng những người bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng nên tiêm thêm một liều vắc-xin chính.
Những gì chúng ta đã biết về lây nhiễm đột phá sau khi chích vắc-xin
- Lây nhiễm đột phá là tình trạng đã được dự đoán. Vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả phòng ngừa hầu hết tình trạng lây nhiễm. Tuy nhiên, cũng giống các loại vắc-xin khác, những vắc-xin này không có hiệu quả 100%.
- Người đã được tiêm chủng đầy đủ và bị lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin có nguy cơ phát triển thành bệnh nặng thấp hơn so với người chưa được tiêm chủng và mắc COVID-19.
- Ngay cả khi người đã được chích ngừa hình thành triệu chứng, thì triệu chứng của họ có xu hướng nhẹ hơn ở người chưa được chích ngừa. Điều này có nghĩa là khả năng phải nhập viện hoặc tử vong ở những người này thấp hơn rất nhiều so với những người chưa được tiêm chủng.
- Người bị lây nhiễm đột phá sau khi chích vắc-xin có thể truyền bệnh.
CDC đang thu thập dữ liệu về các ca nhiễm đột phá sau khi tiêm chủng, đồng thời giám sát chặt chẽ mức độ an toàn và hiệu quả của tất cả các loại vắc-xin ngừa COVID-19 được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) phê chuẩn và cấp phép.
Vì các loại vắc-xin không đạt hiệu quả 100%, khi số người được chích ngừa đầy đủ tăng lên, số ca lây nhiễm đột phá cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm đối với người chưa được chích ngừa vẫn cao hơn rất nhiều so với người đã được chích ngừa.
Dữ liệu mới nhất về tỷ lệ số ca mắc, nhập viện và tử vong do COVID-19 theo trạng thái tiêm chủng có trong Bộ công cụ theo dõi dữ liệu COVID của CDC.
Ca đột phá sau khi chích vắc-xin và biến thể
CDC tiếp tục tích cực giám sát tính an toàn và hiệu quả của tất cả các loại vắc-xin ngừa COVID-19 đã được FDA phê chuẩn trước các biến thể mới xuất hiện. Nghiên cứu cho thấy, các loại vắc-xin được FDA phê chuẩn cho khả năng bảo vệ trước bệnh nghiêm trọng, nguy cơ nhập viện và tử vong đối với các biến thể hiện đang lưu hành tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một số người đã tiêm phòng đầy đủ vẫn sẽ bị nhiễm COVID-19.
Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn các biến thể trước đây của vi-rút gây bệnh COVID-19. Tuy nhiên, các nghiên cứu đến nay cho thấy các loại vắc-xin được sử dụng tại Hoa Kỳ có tác dụng tốt đối với biến thể Delta, đặc biệt là về khả năng ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng và nhập viện.
Nhìn chung, nếu có nhiều ca nhiễm COVID-19 thì sẽ có nhiều ca nhiễm đột phá hơn khi đã tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm, nhập viện và tử vong ở người đã được chích ngừa đều thấp hơn nhiều so với người chưa được chích ngừa. Vì vậy, tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên nên đi chích ngừa để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, kể cả những thành viên gia đình chưa được tiêm chủng để phòng bệnh nghiêm trọng và bệnh gây tử vong.
CDC giám sát lây nhiễm đột phá như thế nào
CDC có nhiều hệ thống giám sát và nghiên cứu đang diễn ra để theo dõi hiệu quả của vắc-xin trong phòng ngừa lây nhiễm, mắc bệnh, nhập viện và tử vong. CDC cũng thu thập dữ liệu về số ca lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin thông qua nghiên cứu về bùng phát.
Về COVID-NET
Một hệ thống quan trọng mà CDC sử dụng để theo dõi tình hình lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin là COVID-NET (Bệnh vi-rút Corona 2019 [Hệ thống giám sát nhập viện liên quan đến COVID-19]). Hệ thống này cung cấp dữ liệu hoàn chỉnh nhất về các ca đột phá sau khi chích vắc-xin ở người dân nói chung. COVID-NET là một hệ thống giám sát dựa trên nhóm dân cư, thu thập các báo cáo về số ca nhập viện có liên quan đến COVID-19 đã được xác nhận qua xét nghiệm tại 99 quận ở 14 tiểu bang.
COVID-NET phủ sóng khoảng 10% dân số Hoa Kỳ. Một ấn bản gần đây của COVID-NET đã đánh giá mức độ hiệu quả của vắc-xin ngừa COVID-19 trong việc ngăn chặn nhập viện ở người lớn ≥ 65 tuổi. Hệ thống này cung cấp dữ liệu hoàn chỉnh nhất về các ca nhập viện do lây nhiễm đột phá sau khi chích vắc-xin ở người dân nói chung.
Kết quả theo dõi | Số người được theo dõi | Hệ thống theo dõi |
---|---|---|
Lây nhiễm | Người sống trong cơ sở chăm sóc dài hạn | Mạng Lưới An Toàn Y Tế Quốc Gia (NHSN) |
Lây nhiễm và bệnh có triệu chứng | Các nhân viên tuyến đầu và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe | ANH HÙNG/HỒI PHỤC (HEROS/RECOVER) |
Số ca nhập viện và tử vong | Người lớn nhập viện | CÂY THƯỜNG XUÂN (IVY) |
Số ca nhập viện và tử vong | Những người nhập viện (mọi lứa tuổi) | COVID-NET |
Chăm sóc khẩn cấp, chăm sóc cấp cứu, nhập viện và tử vong | Chăm sóc khẩn cấp, phòng cấp cứu và số người nhập viện (ở mọi độ tuổi) | VISIONpdf icon |
Báo cáo tự nguyện của các sở y tế tiểu bang
Khi Hoa Kỳ bắt đầu tiêm chủng COVID-19 trên diện rộng, CDC đã bố trí một hệ thống nơi các sở y tế tiểu bang có thể báo cáo về các ca lây nhiễm COVID-19 đột phá sau tiêm vắc-xin cho CDC.
Ngày 1 tháng 5 năm 2021, sau khi thu thập dữ liệu về hàng ngàn ca lây nhiễm đột phá sau khi tiêm vắc-xin, CDC đã thay đổi trọng tâm về cách sử dụng dữ liệu từ hệ thống báo cáo này.
- Một trong những điểm mạnh của hệ thống này là thu thập dữ liệu về các ca lây nhiễm COVID-19 đột phá nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin, bởi có khả năng là hầu hết các loại ca đột phá sau tiêm vắc-xin này đều tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế và được chẩn đoán, báo cáo là ca bệnh COVID-19.
- Các ca lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể không đi xét nghiệm hay tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế, và vì vậy các loại ca đột phá này có thể chưa được thể hiện đầy đủ trong hệ thống này. Vì lý do này, CDC phải dựa vào đa dạng các phương pháp tiếp cận giám sát để đảm bảo thu thập thông tin về tất cả cá loại ca bệnh đột phá sau tiêm vắc-xin.
- CDC đang tiếp tục theo dõi dữ liệu về tất cả các ca được sở y tế các tiểu bang báo cáo là ca lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin. Hiện đã có 49 tiểu bang báo cáo ít nhất một trường hợp lây nhiễm đột phá sau tiêm vắc-xin cho hệ thống này.
CDC giám sát dữ liệu được báo cáo về số ca đột phá phải nhập viên và tử vong để hiểu được:
- Quy luật theo độ tuổi và giới tính.
- Các loại hoặc thương hiệu vắc-xin cụ thể có liên quan.
- Bệnh lý nền ở những người này.
- Loại biến thể COVID-19 nào được quan sát thấy ở người phải nhập viện hoặc tử vong.