Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.
Câu hỏi thường gặp về thủy sinh
Khuyến cáo dành cho người đã tiêm chủng đầy đủ
Trang chủ về COVID-19
Theo dõi hiệu quả của vắc-xin ngừa COVID-19
CDC theo dõi hiệu quả của vắc-xin như thế nào và tại sao?
CDC liên tục theo dõi hiệu quả của vắc-xin để hiểu một loại vắc-xin bảo vệ như thế nào cho mọi người trong điều kiện thực tế. Hiệu quả của vắc-xin là thước đo mức độ bảo vệ của việc tiêm chủng cho mọi người trước nguy cơ lây nhiễm, bệnh có triệu chứng, nhập viện và tử vong.
CDC theo dõi hiệu quả của vắc-xin ngừa COVID-19 để hiểu mức độ vắc-xin:
- Bảo vệ các nhóm tuổi khác nhau, như trẻ em, thiếu niên và người trưởng thành, trong đó có người từ 65 tuổi trở lên
- Bảo vệ các nhóm cụ thể (VD: người có bệnh nền, nhân viên y tế)
- Bảo vệ trước các biến thể mới (VD: Delta, Omicron)
- Giảm nguy cơ lây nhiễm, bao gồm cả lây nhiễm mà không có triệu chứng và các ca đột phá khác
- Bảo vệ khỏi mắc bệnh COVID-19 mức độ nhẹ hơn
- Tránh khỏi các hệ quả nghiêm trọng hơn, như nhập viện hoặc tử vong
- Tránh lây lan COVID-19 cho người khác
- Đem lại tác dụng bảo vệ ngắn hạn và dài hạn
- Hiệu quả đối với người đã tiêm nhắc
Vắc-xin COVID-19 và biến thể mới của vi-rút
Vi-rút không ngừng biến đổi và luôn xuất hiện các loại vi rút mới được gọi là các biến thể. Các biến thể mới của vi-rút gây bệnh COVID-19 đang lây lan tại Hoa Kỳ và các khu vực khác trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy rằng các loại vắc-xin ngừa COVID-19 được sử dụng tại Hoa Kỳ có tác dụng phòng bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong do các biến thể đáng lo ngại đã biết; chúng có thể không đạt hiệu quả giống như vậy trong việc phòng lây nhiễm không triệu chứng. CDC sẽ tiếp tục theo dõi mức độ hiệu quả để xem các biến thể có ảnh hưởng gì lên hiệu quả của vắc-xin ngừa COVID-19 trong điều kiện thực tế.
CDC theo dõi hiệu quả của vắc-xin COVID-19 như thế nào
CDC sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu hiệu quả và độ an toàn của vắc-xin. Trước khi vắc-xin ra mắt công chúng, FDA và các nhà sản xuất vắc-xin nghiên cứu mức độ hiệu quả của vắc-xin, được đo lường trong các thử nghiệm có kiểm soát ngẫu nhiên. Sau khi vắc-xin được đưa ra sử dụng cho công chúng, CDC đánh giá hiệu quả của vắc-xin trong điều kiện thực tế thông qua các loại nghiên cứu quan sát khác nhau, còn được gọi là nghiên cứu hiệu quả của vắc-xin. Ngoài những nghiên cứu từ các nhà sản xuất vắc-xin, các cơ quan chính phủ khác và các nghiên cứu viên học thuật, CDC cũng tiến hành rất nhiều loại nghiên cứu để xác định tính hiệu quả của vắc-xin COVID-19 trong điều kiện thực tế. Nhiều nghiên cứu trong số này được đăng tải trong Báo cáo theo tuần về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong (MMWR) cùng các tạp chí học thuật khác.
Tại sao CDC theo dõi hiệu quả của vắc-xin
Các nghiên cứu về mức độ hiệu quả của vắc-xin giúp CDC hiểu được các vấn đề như giảm hiệu quả vắc-xin theo thời gian sau khi tiêm, và nhu cầu hoặc lợi ích của tiêm nhắc trong các nhóm tuổi khác nhau và các nhóm đặc biệt (người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên, người có các bệnh nền và nhân viên y tế).
Đánh giá hiệu quả của vắc-xin trong điều kiện thực tế giúp chúng tôi:
- Điều chỉnh các khuyến cáo về vắc-xin khi cần, chẳng hạn như các liều tiêm nhắc
- Cung cấp thông tin để lập chính sách vắc-xin và phân phối vắc-xin
- Cung cấp thông tin cho việc phát triển công nghệ vắc-xin trong tương lai