Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.
Câu hỏi thường gặp về thủy sinh
Khuyến cáo dành cho người đã tiêm chủng đầy đủ
Trang chủ về COVID-19
Người mang thai và người gần đây mang thai
Có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19
- Để bảo vệ tối đa khỏi các biến thể và ngăn việc có thể lây lan vi-rút cho người khác, hãy đeo khẩu trang trong nhà tại nơi công cộng ở những khu vực có Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng cao. Những người đang mang thai hoặc mắc các bệnh lý khác có thể khiến họ có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng nên nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ về việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng trong nhà với Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng ở mức trung bình.
- Mặc dù rủi ro tổng thể là thấp, nhưng nếu quý vị đang mang thai hoặc gần đây đã mang thai, quý vị có nhiều khả năng bị bệnh nặng do COVID-19 so với những người không mang thai. Ngoài ra nếu quý vị mắc COVID-19 trong thời kỳ mang thai, quý vị có nhiều nguy cơ bị các biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và phát triển thai nhi.
- Có một số bệnh lý nền và các yếu tố khác, bao gồm cả tuổi tác, có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 trong hoặc gần đây sau khi mang thai (trong ít nhất 42 ngày sau khi kết thúc thai kỳ).
- Những người đang mang thai hoặc mới mang thai và những người sống cùng hoặc đến thăm họ nên thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi bị bệnh với COVID-19.
Nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng

Nếu quý vị đang mang thai hoặc mới trải qua thai kỳ, khả năng quý vị mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn so với những người không mang thai. Thai kỳ gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể có thể làm có người mang thai dễ bị mắc bệnh nặng hơn từ vi-rút gây bệnh từ đường hô hấp như loại gây bệnh COVID-19. Những thay đổi này trong cơ thể có thể vẫn tiếp diễn sau thai kỳ.
Bệnh nghiêm trọng có nghĩa là một người bị nhiễm COVID-19 có thể cần tới:
- Nhập viện
- Nhập vào khoa săn sóc đặc biệt (ICU)
- Máy thở hoặc thiết bị đặc biệt giúp họ thở
Những người mắc COVID-19 bị bệnh nặng thậm chí có thể tử vong. Hãy xem tại sao mang thai lại thuộc danh sách các tình trạng y khoa làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.
Các yếu tố nhất định có thể gia tăng nguy cơ
Các yếu tố khác có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh nặng vì COVID-19 trong khi mang thai hoặc gần đây sau khi mang thai, chẳng hạn như:
- Có một số bệnh lý nền nhất định
- Trên 25 tuổi
- Sống hoặc làm việc tại cộng đồng có số ca bệnh COVID-19 cao
- Sống hoặc làm việc tại cộng đồng có mức tiêm chủng ngừa COVID-19 thấp
- Làm việc tại những nơi khó hoặc không thể giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với những người có thể đang bị bệnh
- Là thành viên thuộc một số nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh vì COVID-19 do những bất công về y tế mà họ đang gặp phải
Các hệ quả đối với thai kỳ
Những người mắc COVID-19 trong khi mang thai có nhiều khả năng gặp các biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sự phát triển của thai nhi so với những người không mắc COVID-19 trong khi mang thai. Ví dụ, mắc COVID-19 trong khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non (sớm hơn 37 tuần) hoặc thai chết lưu. Những người mắc COVID-19 trong khi mang thai cũng có thể có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng thai kỳ khác.
Xem dữ liệu mới nhất về kết quả sinh và trẻ sơ sinh trong số phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19.
Vắc-xin COVID-19 và thai kỳ
Tiêm chủng COVID-19 được khuyến cáo cho người mang thai, đang nuôi con bằng sữa mẹ, hiện đang cố gắng mang thai hoặc có thể mang thai trong tương lai. Ngoài ra, tất cả những ai đủ điều kiện, bao gồm cả những người đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, đang cố gắng mang thai hoặc có thể có thai trong tương lai, nên tiêm một mũi tiêm nhắc và tiêm vắc-xin COVID-19 đầy đủ, đúng hạn. Nếu quý vị có câu hỏi về việc tiêm vắc xin thì việc trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể giúp ích, song không phải là bắt buộc.
Nếu quý vị mang thai và có câu hỏi về vắc-xin COVID-19
Nếu quý vị muốn trò chuyện với ai đó về việc tiêm chủng COVID-19 trong thai kỳ, quý vị có thể liên hệ với MotherToBaby. Các chuyên gia của MotherToBaby luôn sẵn lòng giải đáp các thắc mắc qua điện thoại hoặc tính năng trò chuyện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha. Dịch vụ miễn phí và bảo mật được thực hiện từ Thứ Hai - Thứ Sáu, 8 giờ sáng - 5 giờ chiều (giờ địa phương). Để liên hệ với MotherToBaby:
- Gọi 1-866-626-6847
- Trò chuyện trực tiếp hoặc gửi email MotherToBabyexternal iconexternal icon
Tiêm phòng để ngừa bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Những người chưa tiêm vắc-xin COVID-19 nên tiêm ngay khi có thể và tiếp tục đeo khẩu trang. Để bảo vệ tối đa trước các biến thể và khả năng làm lây lan vi-rút sang người khác, những người đã được tiêm vắc-xin COVID-19 đúng hạn và đầy đủ nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng trong nhà tại những khu vực có cấp độ COVID-19 trong cộng đồng cao. Với sự xuất hiện của các biến thể, điều này khẩn thiết hơn bao giờ hết. Tìm hiểu thêm về những điều mà quý vị có thể thực hiện khi đã được tiêm chủng đầy đủ khi đã tiêm vắc-xin COVID-19 đúng hạn.
Giảm nguy cơ nhiễm COVID-19

Điều đặc biệt quan trọng với người đang mang thai hoặc mới trải qua thai kỳ và những người sống hoặc đến thăm, cần thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và những người khác tránh mắc bệnh COVID-19.
Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với những người có thể đã phơi nhiễm với COVID-19, bao gồm những người trong nhà quý vị. Nếu quý vị hoặc ai đó trong hộ gia đình quý vị bị bệnh COVID-19, hãy làm theo hướng dẫn về cô lập.
Những cách quan trọng để làm chậm sự lây lan của COVID-19
- Chủng ngừa và tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, đúng hạn. Tìm vắc-xin.
- Biết khi nào nên đeo khẩu trang ôm vừa mặt để bảo vệ bản thân quý vị và những người khác.
- Tránh đám đông và những không gian trong nhà bị thông gió kém.
- Xét nghiệm để tránh lây lan cho người khác.
- Giữ khoảng cách 6 feet với những người không sống cùng quý vị.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Sử dụng dung dịch sát trùng tay nếu không có xà phòng và nước.
Đảm bảo sức khỏe trong và sau thai kỳ
Duy trì tất cả các buổi hẹn thăm khám sức khỏe trong và sau thai kỳ. Tới khám tại nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả các buổi hẹn khám bệnh theo khuyến nghị. Nếu quý vị lo lắng về việc phải tới trực tiếp cuộc hẹn vì COVID-19, hãy hỏi chuyên gia y tế của quý vị về những biện pháp họ đang thực hiên để bảo vệ bệnh nhân khỏi COVID-19, hoặc đề nghị được khám chữa bệnh từ xa. Nếu quý vị cần giúp đỡ tìm chuyên gia chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ với bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế cộng đồng gần nhất,external icon hoặc sở y tế.
- Trao đổi với chuyên gia y tế của quý vị về cách giữ gìn sức khỏe và tự chăm sóc cho bản thân và cho em bé của quý vị.
- Hãy nêu bất kỳ thắc mắc nào mà quý vị có về nơi tốt nhất để sinh con. Việc sinh con dưới sự giám sát của các chuyên viên y tế đã được đào tạo sẽ luôn là an toàn nhất.
- Quý vị cũng nên trao đổi với chuyên gia y tế của mình nếu quý vị cho rằng mình đang bị trầm cảm trong hoặc sau thai kỳ.
- Tiêm vắc-xin được khuyên dùng trong thai kỳ. Những vắc-xin này có thể giúp bảo vệ quý vị và em bé của quý vị.
- Tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm. Những người khác sống cùng gia đình quý vị cũng nên tiêm vắc-xin để bảo vệ bản thân họ và quý vị.
- Tiêm vắc-xin Tdap để bảo vệ em bé của quý vị khỏi bị ho gà, có thể có triệu chứng tương tự như COVID-19. CDC khuyến nghị tất cả người mang thai nên tiêm vắc-xin Tdap trong mọi thai kỳ. Ngoài ra, mọi người ở gần em bé nên tiêm vắc-xin ngừa ho gà.
- Gọi cho chuyên gia y tế của quý vị nếu có bất kỳ lo ngại gì về thai kỳ, nếu quý vị bị bệnh hoặc nếu quý vị cho rằng quý vị có thể mắc COVID-19.
- Đừng trì hoãn việc chăm sóc cấp cứu vì lo lắng sẽ bị mắc COVID-19. Các khoa cấp cứu luôn chuẩn bị các biện pháp để bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm COVID-19 nếu quý vị cần được chăm sóc y tế.
- Nếu quý vị cần cấp cứu, hãy gọi 911 ngay lập tức. Nếu có người lái xe đưa quý vị tới khoa cấp cứu, hãy gọi cho cơ sở cấp cứu trong khi đang đi trên đường. Nếu quý vị phải tự mình lái xe, hãy gọi điện trước khi bắt đầu lái xe.
- Hãy thông báo cho họ là quý vị đang mang thai hoặc gần đây có mang thai và đang gặp tình trạng khẩn cấp.
- Tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế ngay nếu quý vị gặp phải bất kỳ triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp nào trong thai kỳ (ví dụ như đau đầu không dứt, chóng mặt, sốt, sưng phù nặng ở bàn tay, mặt, cánh tay hoặc cẳng thân, khó thở, đau vùng ngực hoặc tim đập nhanh, buồn nôn nghiêm trọng và nôn mửa hay xuất huyết hoặc tiết dịch âm đạo trong hoặc sau thai kỳ). Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu dẫn tới biến chứng có thể đe dọa tính mạng.
Nếu quý vị bị bệnh hoặc cho là mình đã bị phơi nhiễm với COVID-19
Nếu quý vị có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh COVID-19, hãy liên hệ với chuyên gia y tế của quý vị trong vòng 24 giờ và làm theo các bước khi quý vị cảm thấy bị bệnh.
Nếu quý vị được chẩn đoán mắc COVID-19, hãy tìm hiểu về việc nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc cho trẻ sơ sinh khi mẹ mắc COVID-19. Bằng chứng hiện tại cho thấy sữa mẹ khó có khả năng lây vi-rút sang cho các em bé.



Nghiên cứu liên quan
- Zambrano LD, Ellington S, Strid P và cộng sự. Thông tin cập nhật: Các đặc trưng của phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có triệu chứng khi có kết quả nhiễm SARS-CoV-2 được phòng thí nghiệm xác nhận theo Trạng thái thai kỳ - Hoa Kỳ, ngày 22 tháng 1 - ngày 3 tháng 10, 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020;69:1641–1647. DOI: 10.15585/mmwr.mm6944e3.external icon
- Allotey, J. và cộng sự. Biểu hiện lâm sàng, các yếu tố nguy cơ và hệ quả ở bà mẹ và chu sinh của bệnh do vi-rút corona năm {[# 0]} trong thai kỳ: tổng quan hệ thống sống và phân tích tổng hợp. BMJ, 2020. 370: p. m3320. doi: 10.1136/bmj.m3320external iconexternal icon
- Galang RR, Newton SM, Woodworth KR và cộng sự. Các yếu tố nguy cơ đối với tính chất nghiêm trọng của bệnh ở phụ nữ có thai đã được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 - Mạng lưới giám sát các mối đe dọa mới xuất hiện đối với bà mẹ và em bé, 22 sở y tế địa phương, vùng lãnh thổ và tiểu bang, ngày 29 tháng 3, 2020 - ngày 8 tháng 1, 2021. Clinical Infectious Diseases, 2021; ciab432. doi:1093/cid/ciab432external icon
- Ko JY, DeSisto CL, Simeone RM và cộng sự. Hệ quả bất lợi khi mang thai, biến chứng ở bà mẹ và bệnh nặng trong số các ca nhập viện sinh nở ở Hoa Kỳ có và không có chẩn đoán COVID-19 [xuất bản trực tuyến trước khi in, ngày 12 tháng 5, 2021]. Clin Infect Dis. 2021;ciab344. doi:10.1093/cid/ciab344external iconexternal icon
- Woodworth KR, Olsen EO, Neelam V và cộng sự. Kết quả sinh và trẻ sơ sinh sau khi Phòng thí nghiệm xác nhận đã nhiễm SARS-CoV-2 trong khi mang thai - SET-NET, 16 Khu vực phân quyền, ngày 29 tháng 3 - ngày 14 tháng 10, 2020 MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020;69:1635-1640. DOI:10.15585/mmwr.mm6944e2
- DeSisto CL, WallaceB, Simeone RM, et al. Risk for Stillbirth Among Women With and Without COVID-19 at Delivery Hospitalization - United States, March 2020-September 2021. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2021;70:1640-1645. DOI: 15585/mmwr.mm7047e1
- biểu tượng bên ngoài
Thông tin thêm