Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Trang web này được cập nhật thường xuyên. Một số nội dung có thể còn bằng tiếng Anh cho đến khi được dịch hết.
Câu hỏi thường gặp về thủy sinh
Khuyến cáo dành cho người đã tiêm chủng đầy đủ
Trang chủ về COVID-19
Những Người Có Một Số Bệnh Nhất Định
Nếu quý vị hoặc thành viên gia đình của quý vị có nguy cơ cao bị bệnh nặng, hãy đeo khẩu trang hoặc mặt nạ có khả năng bảo vệ tốt hơn ở các không gian công cộng trong nhà nếu quý vị ở trong khu vực có cấp độ COVID-19 trong cộng đồng cao. Hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc đeo khẩu trang ở nơi có cấp độ COVID 19 trong cộng đồng ở mức trung bình.
Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính và là người lớn tuổi hoặc người có nguy cơ cao bị bệnh nặng do COVID-19, thì có thể có phương thức điều trị. Hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính để xác định xem liệu quý vị có đủ diều kiện không, ngay cả khi các triệu chứng của quý vị hiện đang nhẹ. Quý vị cũng có thể đến địa điểm xét nghiệm để điều trị và nếu đủ điều kiện, sẽ được một nhà cung cấp dịch vụ kê đơn thuốc. Đừng trì hoãn: Việc điều trị phải được bắt đầu trong vài ngày đầu tiên để có hiệu quả.

Thông tin này dành cho đại bộ phận người dân. Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ nên đọc Các bệnh nền gây nguy cơ cao mắc COVID-19 mức độ nghiêm trọng để biết thêm thông tin chi tiết.
Những Điều Quý Vị Cần Biết
- Một người có sẵn bất kỳ bệnh nền liệt kê bên dưới có nhiều khả năng mắc bệnh nặng vì COVID-19. Nếu quý vị bị một trong các bệnh này, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về cách thức bảo vệ bản thân tốt nhất khỏi các bệnh nghiêm trọng khi mắc COVID-19.
- Danh sách dưới đây không bao gồm tất cả các tình trạng có thể xảy ra khiến quý vị có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Nếu quý vị có thắc mắc về một bệnh nào đó không thuộc danh sách này, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về cách thức xử lý bệnh của mình và bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 một cách tốt nhất.
- Việc luôn tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ và đúng hạn (tiêm loạt vắc-xin chính và liều nhắc lại) và làm theo các biện pháp phòng ngừa đối với COVID-19 là việc quan trọng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu quý vị là người nhiều tuổi hoặc có bệnh nghiêm trọng hoặc nhiều hơn một loại bệnh, kể cả những người có trong danh sách dưới đây.
- Vắc-xin ngừa COVID-19 đã được phê duyệt và cho phép sử dụng (liều chính và liều tiêm nhắc lai) đều an toàn và hiệu quả.
- Một số người bị suy giảm miễn dịch, hoặc có hệ miễn dịch yếu, có thể được tiêm liều vắc-xin COVID-19 chính bổ sung.
Tổng Quan
Dựa vào bằng chứng hiện thời, một người có bất kỳ bệnh nào được liệt kê bên dưới đều có nhiều khả năng mắc bệnh nặng vì COVID-19. Điều này có nghĩa là một người mắc một hoặc nhiều bệnh trong số này và bị bệnh nặng do COVID-19 (bị bệnh nghiêm trọng do COVID-19) có nhiều khả năng:
- Phải nhập viện
- Cần săn sóc đặc biệt
- Cần máy thở để giúp họ thở
- Tử vong
Ngoài ra:
- Người cao tuổi có nguy bị bệnh nặng do COVID-19 ở mức cao nhất. Hơn 81% số ca tử vong do COVID-19 xảy ra ở nhóm người thuộc độ tuổi trên 65. Số ca tử vong thuộc nhóm trên 65 tuổi cao gấp 97 lần so với nhóm tuổi 18-29.
- Nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 của một người tăng lên khi số bệnh nền mà họ mắc phải tăng lên.
- Một số người có nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19 cao hơn do nơi họ sống hoặc làm việc hoặc vì họ không được chăm sóc sức khỏe. Điều này bao gồm nhiều người từ các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số và người khuyết tật.
- Các nghiên cứu đã cho thấy những người từ các nhóm dân tộc và chủng tộc thiểu số cũng đang có người tử vong vì COVID-19 ở độ tuổi trẻ hơn. Những người thuộc các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số thường trẻ hơn khi họ phát triển các bệnh mãn tính và có nhiều khả năng mắc nhiều hơn một bệnh.
- Người khuyết tật có nhiều khả năng mắc bệnh mãn tính, sống trong môi trường sống chung (còn gọi là "tập trung") và gặp nhiều rào cản hơn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe so với người không có khuyết tật. Các nghiên cứu đã cho thấy một số người với một số tình trạng khuyết tật nhất định có nhiều khả năng nhiễm COVID-19 và có hệ quả tệ hơn.
Việc luôn tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ và đúng hạn (tiêm loạt vắc-xin chính và liều nhắc lại) và làm theo các biện pháp phòng ngừa đối với COVID-19 là việc quan trọng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu quý vị là người nhiều tuổi hoặc có bệnh nghiêm trọng hoặc nhiều hơn một loại bệnh, kể cả những người có trong danh sách dưới đây. Tìm hiểu thêm về cách CDC phát triển các khuyến nghị tiêm chủng ngừa COVID-19. Nếu quý vị có bệnh trạng, hãy tìm hiểu thêm về Hành động có thể thực hiện.
Các tình trạng bệnh
- Các bệnh có trong danh sách này được sắp xếp theo thứ tự abc. Chúng không theo thứ tự về mức độ rủi ro.
- CDC đã hoàn thành việc xem xét đối với từng loại bệnh trong danh sách này. Điều này được thực hiện nhằm đảm bảo rằng những bệnh này đáp ứng tiêu chí để đưa vào trong danh sách này. CDC tiến hành đánh giá liên tục các bệnh nền bổ sung. Nếu các loại bệnh khác có đủ bằng chứng, chúng có thể được bổ sung vào danh sách.
- Vì chúng tôi đang tìm hiểu thêm về COVID-19 mỗi ngày, danh sách này không bao gồm tất cả các bệnh khiến một người có nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 cao hơn. Các bệnh hiếm gặp, bao gồm nhiều loại có ảnh hưởng chủ yếu tới trẻ em, có thể không được đưa vào trong danh sách bên dưới. Chúng tôi sẽ cập nhật danh sách khi biết thêm thông tin.
- Một người mắc bệnh không được liệt kê vẫn có thể có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 hơn những người không mắc bệnh. Điều quan trọng là quý vị nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về nguy cơ của quý vị.
Ung thư
Mắc ung thư có khả năng khiến quý vị mắc bệnh nặng do COVID-19. Việc điều trị cho nhiều loại ung thư có thể khiến khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể quý vị bị yếu đi. Hiện tại, dựa trên các nghiên cứu sẵn có, có tiền sử mắc ung thư có thể làm tăng nguy cơ của quý vị.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Bệnh thận mãn tính
Mắc bệnh thận mãn tính ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Bệnh gan mãn tính
Mắc ung thư gan có khả năng khiến quý vị mắc bệnh nặng do COVID-19. Bệnh gan mãn tính có thể bao gồm bệnh gan liên quan đến rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan tự miễn và xơ gan (hoặc sẹo ở gan).
Tìm hiểu thêm thông tin:
Bệnh phổi mãn tính
Mắc bệnh phổi mãn tính có khả năng khiến quý vị mắc bệnh nặng do COVID-19. Bệnh phổi mãn tính có thể bao gồm:
- Hen suyễn, nếu mức độ từ trung bình đến nặng
- Giãn phế quản (cuống phổi dày lên)
- Loạn sản phế quản phổi (bệnh phổi mãn tính ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh)
- Bệnh thuyên tắc phổi mãn tính (COPD), bao gồm khí thũng và viêm phế quản mãn tính
- Có mô phổi bị tổn thương hoặc có sẹo được gọi là bệnh phổi kẽ (bao gồm cả xơ phổi vô căn)
- Thuyên tắc động mạch phổi (máu đông trong phổi)
- Bệnh tăng huyết áp phổi (áp huyết tăng ở phổi)
Tìm hiểu thêm thông tin:
- COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)
- Bệnh hen
- Những người mắc bệnh hen suyễn từ trung bình đến nghiêm trọng
- Hiệp Hội Phổi Hoa Kỳ: Kiểm Soát Bệnh Phổi Mãn Tính Giữa Đại Dịch COVID-19
Bệnh xơ nang
Bị xơ nang, có hoặc không ghép phổi hoặc các cơ quan nội tạng rắn khác (như thận, gan, ruột, tim và tuyến tụy) có thể khiến quý vị có nhiều khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Mất trí nhớ hoặc bệnh thần kinh khác
Mắc bệnh thần kinh, ví dụ như mất trí nhớ, có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Tiểu đường (tuýp 1 hoặc tuýp 2)
Mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
- Tiểu đường
- Hiệp Hội Bệnh Tiểu Đường Hoa Kỳ: COVID-19 tác động như thế nào đến những người bị tiểu đường
Khuyết Tật
Những người bị một số dạng khuyết tật có thể có nhiều khả năng bị bệnh nặng do COVID-19 do các bệnh lý nền, sống trong môi trường tập trung hoặc những bất bình đẳng về mặt xã hội và y tế có tính hệ thống, bao gồm:
- Những người bị bất kỳ dạng khuyết tật nào khiến việc thực hiện một số hoạt động nhất định hoặc tương tác với thế giới xung quanh trở nên khó khăn hơn, bao gồm cả những người cần giúp đỡ trong việc tự chăm sóc bản thân hoặc các hoạt động hàng ngày.
- Những người bị rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD)
- Người bị bại não
- Những người bị dị tật bẩm sinh
- Những người khuyết tật về trí tuệ và phát triển
- Người khuyết tật tiếp thu
- Những người bị chấn thương tủy sống
- Những người mắc hội chứng Down
Tìm hiểu thêm thông tin:
Bệnh tim
Việc mắc các bệnh tim mạch như suy tim, bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim hoặc khả năng huyết áp cao (cao huyết áp) có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Nhiễm HIV
Việc nhiễm HIV (Vi-rút Gây Suy Giảm Miễn Dịch ở Người) có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Tình trạng bị suy giảm miễn dịch hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu
Một số người bị suy giảm miễn dịch hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu do tình trạng bệnh lý và việc điều trị bệnh này. Điều này bao gồm những người bị ung thư và đang hóa trị, hoặc những người đã được cấy ghép nội tạng, như ghép thận hoặc ghép tim và đang dùng thuốc để duy trì bộ phận cấy ghép. Những người khác phải sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài, như corticosteroid, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ. Việc sử dụng lâu dài như vậy có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch thứ phát hoặc mắc phải. Những người khác có hệ miễn dịch suy yếu vì bệnh mạn tính. Ví dụ, một số người gặp phải vấn đề với hệ miễn dịch của họ. Một ví dụ được gọi là Suy giảm miễn dịch nguyên phát. Bị suy giảm miễn dịch có thể khiến bạn dễ bị bệnh nặng do COVID-19 hoặc bị bệnh trong thời gian dài hơn.
Những người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ có thể không được bảo vệ ngay cả khi họ đã tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng hạn. Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc đeo khẩu trang khi ở nơi có cấp độ COVID-19 trong cộng đồng trung bình và những biện pháp phòng ngừa bổ sung nào có thể cần thiết ở nơi có cấp độ COVID-19 trong cộng đồng ở mức trung bình hoặc cao .
Sau khi hoàn thành đợt tiêm chủng chính, một số người bị suy giảm miễn dịch mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng nên được tiêm thêm một liều chính và một liều nhắc lại. Vì phản ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 có thể khác nhau ở những người bị suy giảm miễn dịch ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng, nên hướng dẫn cụ thể đã được đưa ra.
Evusheld là một loại thuốc có thể giúp bảo vệ quý vị phòng tránh COVID-19. Quý vị có thể đủ điều kiện sử dụng Evusheld nếu quý vị:
- Bị suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng và có thể không đáp ứng miễn dịch đầy đủ với vắc xin ngừa COVID-19 HOẶC có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với vắc xin COVID-19 và
- Hiện không mắc COVID-19 và gần đây không có tiếp xúc gần với ai đó mắc COVID-19 và
- Người lớn hoặc trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên có cân nặng tối thiểu 88 pound (40 kg)
Evusheld có chứa 2 kháng thể khác nhau có thể giúp ngăn ngừa COVID-19. Phải do nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cung cấp cho quý vị trước khi quý vị bị phơi nhiễm với COVID-19. Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm hiểu xem liệu lựa chọn này có dành cho quý vị hay không. Cho dù quý vị có sử dụng thuốc Evusheld thì việc thực hiện các bước phòng ngừa, chẳng hạn như đeo khẩu trang hoặc khẩu trang hô hấp vừa khít và tránh những nơi đông người, có thể giúp quý vị có thêm các biện pháp bảo vệ bản thân tránh COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
- Các loại bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát
- Quỹ Jeffrey Modell
- Quỹ Suy giảm Miễn dịch
- Tình trạng suy giảm miễn dịch tiên phát (PI)
Bệnh tâm thần
Việc bị rối loạn tâm trạng, bao gồm cả trầm cảm và rối loạn phổ tâm thần phân liệt có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
- Các nguồn lực có thể chia sẻ của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) về cách ứng phó với COVID-19
- Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) Bệnh Trầm cảm
- Rối loạn tâm trạng
Thừa cân và béo phì
Thừa cân (được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) là 25 kg/m2 trở lên nhưng dưới 30 kg/m2), béo phì (BMI là 30 kg/m2 trở lên, nhưng dưới 40 kg/m2), hoặc béo phì nghiêm trọng (BMI là 40 kg/m2 trở lên), có thể khiến quý vị có nhiều khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19. Khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 tăng mạnh khi chỉ số BMI cao hơn.
Tìm hiểu thêm thông tin:
- Thừa cân & Béo phì | CDC
- Béo phì, chủng tộc/dân tộc và COVID-19
- Liên Minh Hành Động về Bệnh Béo Phì: COVID-19 và Bệnh Béo Phì
Không vận động thể chất
Những người ít hoặc không vận động có nhiều khả năng bị bệnh COVID-19 nặng hơn những người tích cực vận động. Vận động là điều quan trọng giúp quý vị luôn mạnh khỏe. Nhận thêm thông tin về hoạt động thể chất và sức khỏe, các khuyến nghị về hoạt động thể chất, cách để trở nên năng động hơn và cách tạo cộng đồng thích vận động:
- Hoạt động thể chất
- Hướng dẫn hoạt động thể chất cho người dân Hoa Kỳ, phiên bản thứ 2
- Move Your Way®
- Active People, Healthy Nation SM: Chiến dịch tăng cường hoạt động thể chất
- Trung tâm quốc gia về sức khỏe, hoạt động thể chất và khuyết tật - Xây dựng các cộng đồng hòa nhập lành mạnh
Thai kỳ
Người mang thai và gần đây có mang thai (trong ít nhất 42 ngày kể từ khi kết thúc thai kỳ) thường có nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 cao hơn so với người không mang thai.
Tìm hiểu thêm thông tin:
- Người mang thai và người gần đây mang thai
- Bộ công cụ dành cho Bà Bầu và Những Phụ Huynh Mới Có Con
- Tìm Hiểu về Tác Động của COVID-19 trong Thai Kỳ
Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hay tan máu bẩm sinh
Các chứng rối loại máu hemoglobin như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc tan máu bẩm sinh (rối loạn hồng cầu di truyền) có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Hút thuốc, hiện tại hoặc trước đây
Việc hút thuốc lá hiện tại hoặc trước đây có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19. Nếu quý vị hiện đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc. Nếu quý vị đã từng hút thuốc, đừng bắt đầu lại. Nếu quý vị chưa bao giờ hút thuốc, đừng hút thuốc.
Tìm hiểu thêm thông tin:
- Hút thuốc & sử dụng thuốc lá
- Lời khuyên từ những người từng hút thuốc
- Lợi ích của việc cai thuốc lá đối với sức khỏe
Cấy ghép tạng hoặc tế bào máu gốc
Tiền sử cấy ghép tạng hoặc tế bào máu gốc, bao gồm cấy ghép tủy xương, có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Đột quỵ hoặc mắc bệnh mạch máu não
Tình trạng bệnh mạch máu não, chẳng hạn như đột quỵ gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não, có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Rối loạn sử dụng chất kích thích
Việc bị rối loạn sử dụng chất kích thích (như rối loạn sử dụng rượu bia, opioid hoặc cocaine) có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nặng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Bệnh lao phổi
Mắc bệnh lao phổi (TB) có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Thông Tin Bổ Sung Về Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên
Người thuộc mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, có thể mắc bệnh nặng do COVID-19. Trẻ em mắc các bệnh lý nền có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn so với trẻ em không có các bệnh lý nền.
Bằng chứng hiện tại cho thấy, trẻ em có bệnh trạng phức tạp với các bệnh di truyền, thần kinh, trao đổi chất hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 cao hơn. Giống như người lớn, trẻ em bị béo phì, tiểu đường, hen suyễn hoặc bệnh phổi mãn tính, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc những người bị suy giảm miễn dịch cũng có thể tăng nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19. Xem Vắc-xin ngừa COVID-19 dành cho trẻ em và thanh thiếu niên để biết thêm thông tin về việc tiêm chủng cho trẻ em.
Những Hành Động Mà Quý Vị Có Thể Thực Hiện
Điều quan trọng là bảo vệ bản thân và người khác bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống COVID-19:
- Luôn tiêm đầy đủ và đúng hạn vắc-xin ngừa COVID-19.
- Đeo khẩu trang vừa khớp
- Tránh đám đông và những nơi thông gió kém.
- Xét nghiệm để tránh lây truyền sang cho người khác
- Rửa tay thường xuyên
- Che miệng khi ho và hắt hơi
- Theo dõi sức khỏe hàng ngày
Vui lòng liên hệ với sở y tế tiểu bang, bộ lạc, địa phương hoặc vùng lãnh thổ để biết thêm thông tin về vấn đề tiêm chủng COVID-19 trong khu vực của quý vị. Điều quan trọng nữa là những người có bệnh và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ phải hợp tác cùng nhau và kiểm soát các tình trạng đó một cách cẩn thận và an toàn. Luôn tiêm đầy đủ và đúng hạn vắc-xin ngừa COVID-19, bao gồm việc tiêm mũi nhắc lại khi đủ điều kiện. Nếu quý vị có bệnh trạng, thì sau đây là những hành động mà quý vị có thể thực hiện dựa trên bệnh của mình và các yếu tố rủi ro khác:
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi cần thiết
- Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu có bất kỳ lo ngại nào về bệnh trạng của mình hoặc nếu quý vị mắc bệnh và cho rằng mình có thể mắc COVID-19. Thảo luận về các bước mà quý vị có thể thực hiện để quản lý các rủi ro và sức khỏe của mình. Nếu quý vị cần cấp cứu, hãy gọi 911 ngay lập tức.
- Đừng trì hoãn việc chăm sóc bệnh của quý vị vì COVID-19. Khoa cấp cứu, chăm sóc khẩn cấp, phòng khám và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị có các kế hoạch ngăn ngừa lây nhiễm để giúp bảo vệ quý vị không bị COVID-19 nếu quý vị cần chăm sóc.
Tiếp tục dùng thuốc và chăm sóc phòng ngừa
- Tiếp tục sử dụng thuốc của quý vị và không thay đổi kế hoạch điều trị của quý vị nếu chưa nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Có sẵn ít nhất 30-ngày thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ y tế, công ty bảo hiểm hoặc dược sĩ về việc mua thêm thuốc (ví dụ, hơn 30 ngày) thuốc kê đơn nếu có thể, để giảm số lần phải đi tới hiệu thuốc.
- Tuân thủ kế hoạch điều trị hiện tại (ví dụ như Kế Hoạch Hành Động Điều Trị Bệnh Hen, lịch lọc thận, xét nghiệm đường huyết, khuyến cáo dinh dưỡng và tập thể dục) để luôn kiểm soát được bệnh trạng của mình.
- Khi có thể, duy trì lịch hẹn (vd. tiêm chủng và kiểm tra huyết áp) với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị. Kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về các biện pháp phòng ngừa an toàn khi đến văn phòng và hỏi về các tùy chọn đặt hẹn khám bệnh từ xa hoặc điều trị từ xa.
- Tìm hiểu về sự căng thẳng và cách đối phó. Quý vị có thể cảm thấy căng thẳng hơn trong khi diễn ra đại dịch này. Sự sợ hãi và lo lắng có thể lấn át tâm trí và gây ra cảm xúc mạnh. Có thể hữu ích nếu nói chuyện với một chuyên gia như cố vấn, nhà trị liệu, nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm lý. Hãy hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính của quý vị nếu quý vị muốn trao đổi với một chuyên gia. Tập thể dục và thường xuyên vận động thể chất cũng là một cách tốt để giảm căng thẳng.
Đáp ứng nhu cầu chế độ ăn và tránh các yếu tố kích thích
- Có các lựa chọn thực phẩm không dễ hỏng, chẳng hạn như hàng đóng hộp đáp ứng nhu cầu của quý vị dựa trên bệnh trạng của quý vị (ví dụ: chế độ ăn dành cho bệnh thận và Kế hoạch chế độ ăn khẩn cấp KCER trong 3 ngày, chế độ ăn cho bệnh tiểu đường).
- Nắm được các yếu tố kích thích bệnh của quý vị và tránh gặp phải khi có thể (ví dụ như tránh tác nhân gây phát bệnh hen bằng cách nhờ người thân vệ sinh và khử trùng nhà cửa cho quý vị hoặc tránh các tác nhân có thể gây phát bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm để phòng ngừa lên cơn đau).
Thông Tin Bổ Sung
Đừng trì hoãn: Xét nghiệm nhanh và điều trị sớm
Chi tiết tệp tin: 361 KB, 1 trang
Xem bản PDF bằng tiếng Anh
Xem bản PDF bằng tiếng Tây Ban Nha
Quý vị có thể làm gì khi có nguy cơ cao
Chi tiết tệp tin: 106 KB, 1 trang